Các tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây sang châu Âu là vấn đề được nhiều chủ kinh doanh quan tâm; đặc biệt là những ai đang đầu tư vào việc xuất khẩu trái cây của mình. Sau đây là những tiêu chuẩn quan trọng mà bạn cần quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Cần kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái cây
Để xuất khẩu những mặt hàng sản phẩm trái cây tươi sang EU; các nhà kinh doanh cần đáp ứng những quy định mà châu Âu đã thiết lập; cụ thể là các quy định về mức độ dư lượng tối đa (MRL). Đây là chỉ số lưu lượng của các thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất khác đối với sản phẩm thực phẩm.
Những sản phẩm trái cây sẽ đương nhiên bị trục xuất ra khỏi thị trường tại EU nếu như có chứa hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp; hoặc có chứa lưu lượng thuốc bảo vệ thực vật với mức độ cao hơn so với quy định.

Đây là tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây sang châu Âu cực quan trọng
Truy xuất nguồn gốc trong trái cây
Sản phẩm trái cây được xuất khẩu sang EU cần phải được tuân thủ các nghĩa vụ trong toàn bộ giai đoạn từ sản xuất đến phân phối.
Những nhà kinh doanh trái cây xuất khẩu cần phải xác định được những nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất; dựa theo Quy định EC số 178/2002 ngày 28/01/2002.
Mặt hàng trái cây nếu như muốn được hưởng những ưu đãi về thuế quan dựa theo Hiệp định EVFTA thì phải có xuất xứ đảm bapr thuần túy. Phải là sản phẩm được thu hoạch cũng như hái lượm từ cây được trồng trên lãnh thổ của Việt Nam; hoặc có thể được thu hoạch trên các nước thành viên của Liên minh châu Âu.

Muốn xuất khẩu trái cây sang châu Âu, bạn cần biết các tiêu chuẩn nhất định
Tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây sang châu Âu về kiểm soát chất gây ô nhiễm trong trái cây
Những chất gây ô nhiễm phổ biến nhất ở những sản phẩm trái cây tươi, trái cây sấy khô hay đông lạnh; đó chính là độc tố nấm (ochratoxins A, aflatoxins, patulin); các loại kim loại nặng (thiết, chì và cadmium); cùng với đó là những tạp chất vi sinh (norovirus, salmonella, virus viêm gan A).
Cụ thể, dựa theo Quy định EC số 1881/2006 về việc thiết lập nồng độ tối đa cho những chất gây ô nhiễm trong thực phẩm. Cụ thể, nồng độ của chì là <0,1 mg/kg đối với các loại quả tươi; cadmium là <0,1 mg/kg đối với rau loại lá và <0,05 mg/kg đối với rau quả củ.
Những quy định về nồng độ của các độc tố, các kim loại nặng, PAH, PCBs, melamine, 3-MCPD, erucic acid và nitrates sẽ được xác định dựa theo từng mặt hàng và mùa vụ khác nhau.

Châu Âu đã đặt ra những giới hạn đối với những chất gây ô nhiễm; ví dụ như kim loại nặng và độc tố nấm độc
Tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây sang châu Âu trong kiểm soát đối với thực phẩm biến đổi gen (GMO)
Để có thể được hợp pháp hóa việc xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu; những mặt hàng trái cây rau quả cần phải được đảm bảo rằng chúng không bị biến đổi gen (không chứa GMO). Tuy nhiên, sẽ trừ một số loại thực vật được châu Âu chấp nhận cho phép thực hiện việc biến đổi gen.
Quy định về tiêu chuẩn kiểm dịch trên thực vật
Đối với những mặt hàng trái cây, chủ kinh doanh cần phải tiến hành kiểm dịch; mục đích là để tránh lây lan các loại dịch hại sâu bệnh; cùng với đó là để bảo vệ các giống cây trồng trên lãnh thổ của các nước châu Âu.
Tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây sang châu Âu trong ghi nhãn thực phẩm
Những sản phẩm trái cây khi được xuất khẩu thì phải được ghi nhãn lên trên thực phẩm. Trên đó, các bạn phải thể hiện được những thông tin bắt buộc liên quan đến tên sản phẩm; về danh sách của các thành phần; về hạn sử dụng sản phẩm; về khối lượng ròng; ghi chú quốc gia xuất xứ, về điều kiện bảo quản sản phẩm; về hướng dẫn sử dụng cụ thể; có đánh dấu lô cùng bảng tuyên bố dinh dưỡng cụ thể.

Phải có đầy đủ các thông tin cần thiết
Cần tiến hành kiểm soát chặt chẽ về sức khỏe thực vật
Những loại trái cây tươi có khả năng mang trong mình các loại sâu bệnh; ví dụ như trong gỗ, củ, đất, quả,…); mỗi khi được xuất khẩu sang châu Âu, trái cây đó phải đạt được các tiêu chuẩn dựa theo những biện pháp bảo vệ của Quy định EU số 2019/2072 ngày 28/11/2019.
Bên cạnh đó, có các sản phẩm còn phải đòi hỏi đáp ứng đầy đủ theo Quy định EU số 2016/2031 ngày 26/10/2016 về những phương pháp xử lý; đáp ứng về quy trình đóng gói sản phẩm bằng gỗ (vỏ, thùng, hộp, pallet,…).
Đối với những nhà xuất khẩu trái cây sang EU; việc tiến hành kiểm soát về sức khỏe thực vật; cùng với đó là tiến hành xử lý thủy nhiệt trước khi được chính thức xuất khẩu phải trở thành những thông lệ tiêu chuẩn.

Đối với các chủ kinh doanh, các tiêu chuẩn đôi khi sẽ khiến bạn gặp rất nhiều bất lợi
Lời kết
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây sang châu Âu; từ đó có được cho mình các kiến thức kinh doanh xuất khẩu vững chắc nhất. Và đừng quên FOLLOW Sầu Riêng Ba Đảo ngay hôm nay để cập nhật liên tục các tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây chính xác nhất bạn nhé!