Trồng trái cây xuất khẩu hay nước ép trái cây xuất khẩu, … là những cụm từ được quan tâm rất nhiều; đặc biệt là những ai đang có ý định xuất khẩu trái cây sang các nước khác để tăng lợi nhuận. Vậy cần có những lưu ý đặc biệt gì mà bạn nên biết? Cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
Chất lượng của trái cây sang châu Âu
Điều đầu tiên và quan trọng nhất mà các tiểu thương cần lưu ý trước khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước Châu Âu; đó là về chất lượng của nông sản. Lý do là vì ý thức của người tiêu dùng tại những Châu Âu về sức khỏe là cực kỳ cao. Họ cũng có thói quen ăn uống lành mạnh.
Luật thực phẩm tại EU đã tiến hành yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của những nước xuất khẩu phải đảm bảo được về sự tuân thủ chất lượng tương đương với những yêu cầu của EU đối với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Những nhà chức trách có thẩm quyền tại Châu Âu luôn luôn đề cao sự giám sát để có thể đảm bảo rằng những nước xuất khẩu phải tiến hành duy trì; cùng với đó là phải tuân thủ được những tiêu chí hoạt động do Liên minh Châu Âu đưa ra; đặc biệt nhất là Quy định số 882/2004.

Xuất khẩu trái cây và những lưu ý
Những quy tắc và quy định về trái cây xuất khẩu sang châu Âu
Những yêu cầu về chứng nhận và công nhận sức khỏe đưa ra từ Châu Âu là cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của hoạt động xuất khẩu của bạn. Quy định (EC) 178/2002 (Luật Thực phẩm Chung) đã đưa ra những nguyên tắc quan trọng; cùng với đó là những yêu cầu chung về luật thực phẩm cho Liên minh Châu Âu.
Giấy chứng nhận sức khỏe là tài liệu rất cần thiết để có thể xuất khẩu trái cây vào Châu Âu. Bên cạnh đó, những chứng chỉ về chất lượng cũng cần có để tiếp thị về nhãn hàng sản phẩm cụ thể.
Một loại chứng nhận được yêu cầu nhiều nhất tại các nước Châu Âu chính là GLOBAL G.A.P. Đây được đánh giá là tiêu chuẩn tối thiểu nhất đối với các loại trái cây xuất khẩu vào Châu Âu.
Việc thiết lập những quy tắc và tiêu chuẩn của châu Âu trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp đã được áp dụng trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2002, kế hoạch áp dụng đã có sự thay đổi. Khi đó, Châu Âu đã công bố luật lương thực chung (general food law).

Và trong luật đã có quy định về những nguyên tắc chung của luật nông nghiệp và thực phẩm
Tầm quan trọng của logo đối với trái cây xuất khẩu
Các bạn phải luôn nhớ rằng những sản phẩm trái cây mà các bạn muốn xuất khẩu sang châu Âu thì phải luôn được đi cùng với một logo. Và đương nhiên, logo đó phải được chứng nhận về chất lượng. Sự thật cho thấy rằng; trên thực tế, những người dân châu Âu thường mua 95% những sản phẩm trái cây nào có logo nông nghiệp hữu cơ kèm theo.
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh trái cây nhập khẩu
Các chính sách về bao bì xuất khẩu trái cây
Các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng cần phải xem xét về luật sản xuất và đóng gói được đề xuất bởi Dịch vụ Tiếp thị Nông nghiệp (AMS: Agricultural Marketing Service). Vì nếu như không xem qua; giấy chứng nhận về sức khỏe của châu Âu sẽ không được cấp cho những sản phẩm xuất khẩu của bạn. Và đương nhiên, những sản phẩm của bạn có thể bị cấm sử dụng trên thị trường EU.
Và để có được cho sản phẩm của mình loại giấy chứng nhận sức khỏe của EU (EU Health Certificate); những nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và đóng gói cuối cùng phải được đăng ký; cùng với đó là nằm trong danh sách tham chiếu.
Tìm hiểu nguồn hàng sầu riêng đông lạnh.

Xuất khẩu trái cây là có những yêu cầu bắt buộc
Quy định về MRLs đối với trái cây xuất khẩu
Liên minh Châu Âu đã tiến hành thiết lập mức dư lượng tối đa về thuốc trừ sâu (hay còn được gọi là MRL = maximum residue levels) ở trên những sản phẩm thực phẩm; đặc biệt là trái. Mục đích là để ngăn ngừa những rủi ro về sức khỏe do thuốc trừ sâu gây ra đối với người tiêu dùng. Trong trường hợp sản phẩm trái cây của bạn có chứa quá nhiều thuốc trừ sâu và hơn mức cho phép; tất nhiên sản phẩm đó sẽ đương nhiên bị cấm tham gia vào thị trường Châu Âu.
Các chủ kinh doanh cũng cần lưu ý rằng; có các nhà nhập khẩu trái cây ở một số quốc gia thành viên EU, ví dụ như Đức, Anh, Áo và Hà Lan. Họ có sự áp dụng MRL một cách chặt chẽ hơn so với quy định chung về MRL trong luật pháp châu Âu.
Và các chủ kinh doanh cũng cần nhớ, những người nhập hàng; đặc biệt là trái cây ở Châu Âu thì vô cùng khắt khe; nhất là về khía cạnh MRL. Những người nhập họ cần các thông tin về thuốc trừ sâu. Mục đích của việc này là để có thể duy trì được về những tiêu chuẩn sức khỏe trên sản phẩm.

Hiện có khoảng từ 33% đến 70% các chuỗi siêu thị tại EU đưa ra các yêu cầu MRLs hợp pháp từ những nhà xuất khẩu
Lời kết
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn biết được các thông tin quan trọng về trồng trái cây xuất khẩu. Và đừng quên FOLLOW Sầu Riêng Ba Đảo để tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích khác bạn nhé!